Lưu ý khi sử dụng các máy đóng gói

luu y khi su dung may dong goi

Các loại máy đóng gói trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Với nguyên lý hoạt động từ đơn giản tới phức tạp, cách sử dụng máy cũng khác nhau. Mức độ đòi hỏi trình độ và tay nghề của người vận hành cũng vì vậy mà yêu cầu từ thấp tới cao. Tuy nhiên, dù là bất kỳ máy nào, máy đóng đai, máy dán thùng carton hay máy quấn màng co, việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trong quá trình vận hành đều rất quan trọng.

Vì vậy, người vận hành cần lưu ý các yêu cầu dưới đây để quá trình sử dụng máy được an toàn, đảm bảo công năng hoạt động và tuổi thọ của máy.

Đọc kỹ và hiểu rõ các nội dung trong tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc các hướng dẫn trực tiếp từ nhà cung cấp khi bàn giao máy trước khi vận hành máy.

Mục đích của việc phải nắm vững các thao tác, trình tự vận hành để biết được khả năng vận hành của máy và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng để phòng tránh.

Người vận hành cần lưu ý đặc biết tới nguồn điện cấp cho máy: nguồn 1 phase hay 3 phase, điện áp 110V/220V hay 380V.

Công suất của máy liên quan tới dây dẫn và thiết bị bảo vệ.

Hãy luôn đảm bảo máy được nối tiếp địa đúng cách. Ở Việt Nam, việc nối đất cho máy hầu như không được quan tâm và tuân thủ đúng cách.

Nguồn khí nén( nếu có) cũng luôn cần được đảm bảo đủ áp, lưu lượng cũng như sấy khô trước khi tới thiết bị.

 

Hầu hết các máy đóng gói đều có chuyển động quay của các động cơ, bánh răng, bàn xoay, roller nên trước khi vận hành máy, người thao tác hãy tháo bỏ dây chuyền, nhẫn, đồng hồ và các loại trang sức khác và đóng cúc tay áo hoặc xắn tay áo lên ngang khuỷu tay. Cởi bỏ các quần áo rộng và buộc tóc dài lên. Lưu ý không đeo găng tay khi thao tác máy.

Môi trường hoạt động của máy cũng rất quan trọng. Vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ nền nhà xưởng. Đặc biệt chú ý tới độ ẩm, nền phải đảm bảo máy được đặt ở nơi khô ráo. Bụi bẩn phải được hạn chế tối đa lọt vào máy.

Các hóa chất ăn mòn, vật liệu dễ cháy, nổ cũng phải được đưa ra xa khỏi khu vực máy hoạt động.

Các cover(nắp bảo vệ) của dao cắt, dao hàn, cụm dán, băng tải, bảng mạch trên máy không được tự ý tháo ra khi máy đang sử dụng.

Tránh làm việc quá khả năng của máy như tăng lực căng dây hết mức, chỉnh tốc độ tối đa. Luôn duy trì bảo dưỡng định kỳ các cơ cấu quay, ma sát, để máy không bị hỏng vặt.

Luôn sử dụng đúng vật liệu màng, băng keo, dây đai mà nhà cung cấp máy khuyến nghị.

Khi máy có dấu hiệu bất thường (mùi khét, tiến ồn bất thường, rung lắc bất thường….) thì phải dừng máy ngay và báo cho kỹ thuật để tìm nguyên nhân.

Nếu một thời gian dài không sử dụng thì phải tắt máy (hết ca làm việc, nghỉ ăn trưa,…) để tránh sự cố về điện.

Vệ sinh máy hàng ngày, hàng tuần (những vị trí chuyển động thì thường xuyên vệ sinh và tra dầu mỡ) để tăng tuổi thọ của máy. Nếu máy làm việc liên tục, cần vệ sinh máy sau mỗi ca làm việc.

Nếu máy móc gặp vấn đề không nằm trong hướng dẫn thì liên hệ với nhà sản xuất để tư vấn, sửa chữa. Không tự ý sửa chữa máy nếu không chắc chắn về vấn đề đang gặp phải.

Không xé bỏ, tẩy xóa các nhãn cảnh báo dán trên máy.

Tuân thủ lịch bảo trì, bảo dưỡng máy định kỳ.

Tham khảo:

Luôn kiểm tra máy trước khi vận hành. Việc tuân thủ các yêu cầu trước, trong và sau khi vận hành giúp máy chạy ổn định, vận hành an toàn, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, không tuân thủ các yêu cầu trên, máy rất dễ bị lỗi, trục trặc, có thể dẫn đến các tai nạn lao động, sự cố ảnh hưởng tới sản phẩm hoặc người vận hành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *