Các loại máy đóng đai bán chạy nhất thị trường

cac loai may dong dai ban chay

Máy đóng đai, máy đóng đai thùng, máy đóng đai nhựa là dòng máy đóng gói hàng hóa có lẽ đã quá thân thuộc với các khách hàng là chủ các cơ sở sản xuất, đóng gói thùng hàng, kiện hàng và các bạn làm việc tại các nhà máy. Có thể thấy hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, linh kiện điện tử, bánh kẹo thực phẩm, nước giải khát…đều được đóng gói vào thùng hàng, bao, kiện trước khi xuất xưởng. Chính vì vậy máy đóng đai xuất hiện để giúp việc đóng gói hàng hóa bằng dây đai dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Trước khi tìm hiểu xem hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu loại máy đóng đai đang được sử dụng và loại nào thích hợp cho ứng dụng nào cũng như giá máy đóng đai các loại; hãy cùng Máy đóng gói Tín Phát tìm hiểu:

5 công dụng chính của máy đóng đai

Máy đóng đai là một dụng cụ đóng gói hoặc một máy đóng gói, bằng các cơ cấu của mình, máy có nhiệm vụ siết căng dây đai bọc quanh một (một vài) sản phẩm, gói hàng, vật liệu, thùng, bao, kiện… sau đó hàn đai (hai đầu dây lại với nhau) và cắt đứt đầu thừa tạo thành một sợi dây đai  khép kín nhằm giữ chặt (đai chặt) và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển, lưu trữ. Dưới đây là một số công dụng quan trọng mà máy đóng đai đem lại cho bạn:

  1. Bảo vệ hàng hóa: Máy đóng đai giúp bảo vệ hàng hóa khỏi sự xô lệch, di chuyển, va đập, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt đối với các mặt hàng nhạy cảm hoặc dễ vỡ khi bốc vác, xếp hàng, nâng hạ lên xuống xe tải, container máy đóng đai đảm bảo rằng chúng được giữ chặt và an toàn.
  2. Kiểm soát số lượng hàng hóa: Các thùng hàng, kiện hàng, bao hàng nhờ đóng đai mà chủ hàng có thể kiểm soát được số lượng sản phẩm đơn chiếc, túi, bao, thùng, gói một cách dễ dàng. Nó giúp đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trộm hoặc tráo đổi, thất thoát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lưu kho. Bởi vì khi hàng hóa đã được đai chặt, sẽ rất khó để chúng bị xáo trộn, mất mát hoặc rơi rớt. Nếu có sự cố hoặc cố tình làm hư hại, thiếu hụt hàng, dây đai sẽ bị lỏng và xô lệch, bạn sẽ dễ dàng phát hiện và khắc phục.
  3. Tiết kiệm không gian: Bằng cách đóng đai các gói hàng chặt, gọn, máy đóng đai nhựa giúp tối ưu hóa không gian giá kệ, nhà kho và khối tích hàng hóa khi vận chuyển. Điều này đặc biệt quan trọng khi cần đóng gói hàng hóa tại các xưởng sản xuất, đóng gói có mặt bằng không quá rộng, nhà kho hạn chế.
  4. Tăng sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp: Việc sử dụng máy đóng đai tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và cả với hàng hóa của bạn. Nó thể hiện rằng việ sản xuất luôn có quy trình đóng gói hàng hóa, đảm bảo hàng luôn chắc chắn, làm tăng độ tin cậy và uy tín của sản phẩm và thương hiệu của bạn. Máy đóng đai có thể tạo ra những sản phẩm được quấn đai nhựa, đóng gói đồng nhất, cứng cáp, chắc chắn và chuyên nghiệp hơn so với việc đóng gói bằng tay dùng dây buộc. Điều này góp phần tạo một ấn tượng tốt đối với khách hàng và nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn có nhiều đơn hàng từ các khách hàng lớn, mua máy đóng đai gần như là việc nên làm.
  5. Tăng hiệu suất đóng gói hàng hóa: Máy đóng đai tự động hoặc bán tự động có thể tăng hiệu suất đóng gói và tiết kiệm thời gian so với việc đóng đai thủ công. Chúng cho phép đóng đai nhanh chóng và liên tục, giúp tăng năng suất và giảm công sức lao động. Một máy đóng đai có thể niềng dây đai, quấn, siết và cắt gần như cùng lúc. Trong vòng 2-3s nó đã có thể hoàn thanh 1 công việc mà đóng gói thủ công cần rất nhiều thời gian và công sức.

Như vậy, bạn đã phần nào hiểu được công dụng của máy đóng đai trong công đoạn đóng gói các mặt hàng của nhà máy sản xuất. Thực sự hiệu quả và kinh tế nếu bạn biết lựa chọn và tìm mua máy đai thùng, kiện phù hợp với sản phẩm. Câu hỏi đặt ra là tại Việt Nam hiện nay có quá nhiều loại máy đai, tôi nên mua máy đóng đai loại nào nếu như tôi chưa biết gì về những model đang bán tràn ngập trên thị trường?

Tín Phát sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu biết cơ bản về các loại máy đóng đai. Về cơ bản, có thể dùng các cách sau để phân loại các loại máy đóng đai trên thị trường.

Phân loại các loại máy đóng đai phổ biến hiện nay

  1. Phân loại máy đóng đai theo mức độ tự động

Cách phân loại này dựa trên khả năng tự động của máy. Xét theo các tính năng máy có thể thực hiện để hỗ trợ con người, chẳng hạn như: máy có thể tự niềng dây đai, quấn dây đai, rút dây đai được không? Máy có dao hàn nhiệt để hàn dây lại với nhau không hay phải dùng bọ đai sắt? Sản phẩm được đưa lên máy bằng nhân công hay có băng tải vận chuyển? Cảm biến trên máy có thể tự xác định vị trí sản phẩm, có thể đảm bảo an toàn cho người vận hành hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết:

  • 1.1 Bộ dụng cụ đóng đai cầm tay

Đây là loại máy đóng đai rẻ nhất với giá thành chỉ vài trăm nghìn đồng. Gọi là máy đóng đai thùng bằng tay nhưng bản chất nó là một bộ dụng cụ cầm tay giúp siết căng dây đai, bóp kẹp bọ đai sắt vào vị trí cần cố định 2 đầu dây đai sau đó cắt đứt. Bộ dụng cụ gồm kìm siết+ cắt và kìm ép bóp đai sắt.

Đây được coi là phương pháp đóng đai thủ công gần như thô sơ nhất (mức độ thủ công thấp hơn đóng đai dùng bọ nhựa) bởi con người phải tham gia vào hết các công đoạn: Luồn dây đai, siết căng dây, kẹp bọ, cắt đứt dây.

Ưu điểm

Hiệu quả đối với các loại thùng lớn, kiện hàng lớn, nặng, cơ động khi đóng gói tại các vị trí không gian hạn chế, sản lượng đóng đai không cần cao. Bộ dụng cụ đóng đai cầm tay có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau và không bị giới hạn bởi nguồn năng lượng (điện, khí nén)  hay không gian làm việc.

Giá thành rẻ, dễ dàng đầu tư mà không cần đắn đo suy nghĩ nhiều.

Dễ sử dụng, gần như không hỏng hóc, tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Nhược điểm

Tốn sức lao động cho các thao tác siết dây, kẹp bọ và cắt. Các thao tác lặp đi lặp lại trong suốt thời gian làm việc sẽ dẫn tới mệt mỏi, dễ bị chấn thươmg.

Vì độ căng của đai và độ chặt của đai sắt được quyết định bởi sức người và thao tác của công nhân, vì vậy chất lượng đóng gói có thể không đồng đều.

Bộ dụng cụ đóng đai cầm tay thích hợp cho các nhu cầu đai hàng hóa năng suất thấp và trung bình. Đối với yêu cầu đóng đai hàng hóa sản lượng lớn, máy đóng đai tự động hoặc bán tự động có khả năng xử lý tốt hơn với tốc độ nhanh chóng và tự động hóa cao hơn.

  • 1.2 Máy đóng đai bán tự động

Như đã nói ở trên, để có thể đóng đai tốc độ cao, đem lại sản lượng lớn thì công đoạn siết và hàn dây tự động sẽ giúp tốc độ đóng gói tăng lên đáng kể. Hơn nữa giảm được sức người và nâng cao chất lượng đóng đai hàng hóa.

 

Máy đai thùng, pallet bán tự động có 4 dạng chính:

Máy đai khí nén/pin cầm tay(XQD19, JD16…) với khả năng siết và hàn cắt đai tự động

Máy đóng đai dạng bàn (TP-SM01/02, KZB1, KZB2, ChaliJN740…)

1000000

Máy đóng đai pallet bán tự động DB-1300

Dòng máy đóng đai nhựa hàn nhiệt này sẽ siết  và hàn cắt đai bằng máy, thao tác quấn đai, niềng dây do con người thực hiện. Máy đai pin, máy đai dùng khí nén hàn dây băng cách tạo ra ma sát nóng chảy nhựa tại bề mặt dây để tạo ra mối hàn. Còn các máy đai bán tự động khác sử dụng nhiệt điện trở(dao hàn nhiệt, mỏ hàn nhiệt, lưỡi nhiệt) để hàn dây.

Ưu điểm

Hiệu suất đóng gói cao: Máy đóng đai bán tự động có khả năng quấn đai một lượng lớn hàng hóa với tốc độ cao. Ngoại trừ việc đưa hàng hóa lên bàn máy và vòng dây đai vào vị trí siết, máy tự động căng và hàn cắt đai, giúp tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Tốc độ có thể đạt tới 20-30 đai/phút. Rõ ràng là nhanh hơn nhiều so với đóng đai thủ công.

Độ chính xác cao và chất lượng đồng đều: Máy đóng đai bán tự động với lực căng, chiều dài cắt, mức nhiệt hàn cố định và ổn định giúp các mối hàn đều có độ chắc chắn như nhau. Nhờ vậy chất lượng đóng gói được đảm bảo và dễ kiểm soát.

   Sử dụng cho nhiều loại sản phẩm: Máy đóng đai bán tự động có thể được sử dụng cho nhiều loại hàng hóa đóng gói từ hộp, thùng carton, pallet thùng hoặc bao, pallet gạch, hàng gỗ nội thất, thanh nhôm hình…Với máy đai pin cầm tay hoặc máy đai khí nén, sử dụng cho các hàng nặng, khó di chuyển rất tiện lợi. Máy đai bàn dùng cho đai thùng, hàng nhẹ cũng rất linh hoạt khi di chuyển sản phẩm để chọn vị trí đai dây phù hợp.

    Tính tự động hóa: Máy đai bán tự động giúp tự động hóa quy trình đóng gói, giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công và giảm nguy cơ lỗi do con người. Máy móc hỗ trợ con người nhiều hơn, giảm sức lao động và tránh những tai nạn thương tích, sai hỏng khi đóng gói.

Nhược điểm

Chi phí đầu tư cao: Mua máy đai dạng bán tự động cần nhiều tiền hơn so với bộ dụng cụ đóng đai cầm tay, chi phí chỉ khoảng chục triệu đồng, nhưng thực sự đó cũng là một khoản đầu tư mà  . Điều này làm cho nó trở thành một đầu tư lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân.

Yêu cầu kỹ thuật vận hành và sửa chữa: Nếu như bộ đóng đai thủ công bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được thì máy đóng đai bán tự động cần người vận hành có những kiến thức tối thiểu để sử dụng và xử lý các lỗi cơ bản khi dùng máy. Nói như vậy không có nghĩa là phải cần người có tay nghề cao hay trình độ cao sử dụng máy. Chỉ đơn giản là biết về máy móc và nguyên lý của máy để sử dụng đúng cách, tránh thao tác sai. Tất cả các máy đóng đai Tín Phát đều được nhân viên của chúng tôi hướng dẫn sử dụng cho khách hàng, nên việc vận hành đều không có gì khó khăn.

  • 1.3 Máy đóng đai tự động

Dòng đóng đai tự động có lẽ là dòng sản máy đai hàng hóa có nhiều lựa chọn nhất với khách hàng. Xu thế chung của ngành đóng gói tại Việt Nam tuy chậm hơn thế giới nhưng khách hàng cũng đã chú trọng hơn vào đầu tư mua máy đai tự động cho các dây chuyền của mình.

Máy dạng này có dòng thông dụng nhất là tự động không hoàn toàn. Máy có thể thay người niềng dây-siết dây đai-hàn và cắt dây. Tuy nhiên con người vẫn phải đưa sản phẩm vào vị trí cần đóng gói và nhấn nút để máy chạy (nếu ở chế độ tự động, không cần ấn nút, máy vẫn nhận diện sản phẩm và đóng đai). Các model như: MDDAT01, MDDAT02, MH-101A.

Các dòng tự động hoàn toàn có thể coi là dạng máy đai cao cấp với khả năng tự đưa sản phẩm trên băng tải vào vị trí cần đóng gói. Thực hiện mọi công đoạn tự động với các cảm biến vị trí, cảm biến tiệm cận, PLC điều khiển hoạt động của băng tải, các cơ cấu của máy. Và qua trọng nhất là khả năng kết nối, giao tiếp nhịp nhàng với các máy và hệ thống khác trong dây chuyền đóng gói. Máy đai tự động có các dạng máy đai bàn thấp(MH-102B), bàn cao(MH-102B) với băng tải con lăn vận chuyển sản phẩm. Máy đai pallet tự động sử dụng dây PP, dây PET cho các kiện lớn. Đôi khi là máy đai và quấn màng 2 trong 1.

Ưu điểm

Tốc độ đóng gói cao: với máy đai tự động, nhân công đã giảm được công sức ở khâu đưa hàng lên xuống và luồn dây đai. Thời gian đóng gói/sản phẩm đã giảm xuống. Kéo theo toàn bộ quy trình đóng gói được tối ưu và nâng cao năng suất. Đặc biệt là với các máy đóng đai cho kiện, pallet kích thước, trọng lượng lớn.

Cắt giảm nhân công: Với máy đai thùng tự động, số nhân công có thể được cắt giảm đi 1 nửa hoặc hơn thế.

Nhược điểm

Chi phí đầu tư cao:  để đầu tư một máy đai tự động, chi phí có thể cao gấp nhiều lần so với máy đai bán tự động ở trên. Vì vậy chỉ nên đầu tư khi dây chuyền đóng gói của bạn đồng bộ và có mức tự động hóa cao. Không phải khách hàng nào cũng có điều kiện để đầu tư mua máy đai tự động.

Vận hành phức tạp hơn: khách hàng cần có các kỹ thuật chuyên trách để bảo trì, bảo dưỡng máy và xử lý các vấn đề cơ bản có thể gặp phải khi sử dụng máy.

Thiếu tính linh hoạt: Máy đóng đai tự động có một hạn chế là tính linh hoạt không cao được như máy đóng đai bán tự động. Điều này có nghĩa là nó có thể gặp khó khăn trong việc đóng đai trên các sản phẩm có hình dạng, kích thước vượt quá khả năng của khung tời dây, chiều cao ho phép. Thường dùng máy tự động đóng đai các sản phẩm hàng loạt và ít thay đổi về kích thước cũng như yêu cầu đóng gói. Có như vậy máy mới phát huy được tối đa công suất và tính tự động hóa trong khâu đóng gói.

  1. Phân loại máy đóng đai theo loại dây đai sử dụng

Khi nhắc tới máy đóng đai, bạn sẽ nghĩ ngay tới 2 loại máy dưới đây. Đó là máy đóng đai thép (đai sắt) dùng cho hàng nặng, cần độ chắc chắn và an toàn cao và máy đóng đai nhựa, sử dụng cho hàng không quá nặng hoặc hàng nhẹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 dòng đóng đai này ngay sau đây.

  • 2.1 Máy đóng đai thép

Đây là máy đai chủ yếu dùng cho cấu kiện thép, vật liệu nặng, kiện hàng có kích thước và tải trọng lớn, cồng kềnh hoặc hình dáng đặc biệt. Dây đai là thép lá bản rộng được đai giữ bằng bọ sắt. Đai thép giúp hàng hóa được giữ chặt và không xô lệch đồng thời đảm bảo an toàn cho cả hàng lẫn phương tiện chuyên chở cũng như con người khi nâng hạ và vận chuyển hàng. Chúng ta thường thấy đai thép được sử dụng để đai dầm, cột, xà gồ, tấm tôn trong thép kết cấu tiền chế, ống thép, tấm kim loại, cáp điện hoặc các bộ phận máy móc. Đai giữ cho các bộ phận máy vào kiện hàng xuất khẩu: khí nén, bơm, cánh tua bin, máy công nghiệp, máy cnc, máy dập, máy cắt…

Máy đóng đai thép thường là loại cầm tay thủ công hoặc dùng khí nén/pin. Việc đóng đai chủ yếu phụ thuộc vào sức người và rất nguy hiểm.  Khi vận hành cần hết sức chú ý để đảm bảo an toàn lao động.

  • 2.2 Máy đóng đai nhựa

Đây là dòng máy được Tín Phát phân phối chủ yếu tại Việt Nam và cũng là loại máy đóng đai bán chạy được nhiều khách hàng sử dụng nhất trong sản xuất. Sợi dây đai được làm tự nhựa PP /PET nguyên sinh hoặc tái sinh. Đai được đóng giữ hàng nhờ bọ sắt kẹp(sử dụng bộ dụng cụ đóng đai cầm tay) hoặc hàn nhiệt( máy đai khí nén, máy đai pin, máy đai bàn, máy đai tự động). Dòng máy đai này có thể dùng cho các hàng nhẹ tới nặng thông dụng với tốc độ đóng gói cao và chi phí hợp lý.

  1. Phân loại máy đóng đai theo nguồn năng lượng sử dụng

Có thêm một cách phân loại máy đai hàng khá phổ biến, đó là theo nguồn năng lượng mà máy sử dụng. Dưới đây là các dòng thông dụng.

  • 3.1 Máy đóng đai bằng tay

Dòng máy này đã được giới thiệu chi tiết trên mục 1.1 nên chúng tôi không để cập lại nữa.

  • 3.2 Máy đóng đai nhựa khí nén, máy đóng đai khí nén.

Dòng máy đai này sử dụng nguồn năng lượng là khí nén (khí được nén để tạo ra áp suất lớn và sinh công cho các bộ phận cơ học của máy) thực hiện kéo căng và siết dây đai, giữ và làm rung đầu gia nhiệt nhờ ma sát sau đó cắt dây.

 

Ưu điểm của dòng này là không tiêu tốn điện, giảm nguy cơ cháy nổ nhưng lực siết rất tốt, đặc biệt hữu dụng với hàng là những kiện nặng. Hơn nữa máy nhỏ gọn và cơ động có thể mang tới các vị trí khó để đóng đai hàng hóa. Mức đầu tư hợp lý giúp khách hàng dễ dàng chọn mua.

Nhược điểm là cần có nguồn khí nén tại vị trí sử dụng máy nên có thể chưa phù hợp với các hộ sản xuất nhỏ không có nguồn khí nén sẵn. Tốc độ đóng đai cũng khá chậm.

  • 3.3 Máy đóng đai dùng pin

Là dòng máy đai cũng khá phổ biến tại các nhà máy hiện nay. Máy có lực siết khá tốt, cơ động và dễ sử dụng. Tuy nhiên giá thành máy khá cao. Để khắc phục nhược điểm này, Máy đóng gói Tín Phát cung cấp tới khách hàng dòng máy đai pin bán tự động với tay siết đai thủ công giúp giảm giá thành đầu tư.

  • 3.4 Máy đóng đai dùng điện trực tiếp

Đây là dòng máy được sử dụng phổ biến hiện nay. Máy được đặt tại 1 vị trí, hoặc di chuyển được trong nhà xưởng. Máy sử dụng nguồn điện xoay chiều 1 phase hoặc 3 phase cho động cơ tời, thít, hàn cắt dây cũng như băng tải vận chuyển hàng hóa.

Máy có độ ổn định cao, sử dụng lâu dài và đem lạ năng suất đóng gói lớn. Bao gồm máy đóng đai bán tự động, tự động không hoàn toàn và tự động hoàn toàn.

  1. Phân loại máy đóng đai theo công năng

Tùy thuộc vào sản phẩm cần đóng đai là thùng hay kiện mà có các dòng máy đai khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là một máy đai chỉ có thể sử dụng để đóng đai thùng carton mà không thể đóng đai được các tập giấy, túi bóng, bìa…Tùy thuộc loại máy mà chúng có thể được dùng cho một hoặc một vài sản phẩm khác nhau.

  • 4.1 Máy đóng đai thùng, máy đóng đai thùng carton

Đây là dòng máy đai nhiệt hàn nhựa thông dụng nhất. Chúng được sử dụng để đai các thùng carton đựng phụ kiện, lon hộp, túi đóng thùng…thường cần tốc độ đóng gói nhanh và đồng đều. Một số model máy đai thùng carton phổ biến: bộ đai tay, máy đai khí nén, pin, TP-SM01/SM02, KZB 1, KZB 2, TP-MDDAT01/02, MH-101A/B, MH-102A/B…

  • 4.2 Máy đóng đai pallet, máy đóng đai kiện hàng

Dòng máy đai phù hợp cho các kiện hàng, thùng hàng lớn, khó hoặc không thể đóng đai bằng máy đai bàn. Hoặc yêu cầu cần đai tự động kết hợp quấn màng. Tham khảo các dòng máy đai cho pallet dưới đây.

Như vậy, với một bài viết khá dài, chi tiết và đầy đủ, nếu bạn đọc hết nội dung Tín Phát đã chia sẻ, bạn sẽ có cái nhìn và hiểu biết tổng quát về các dòng máy đóng đai hiện nay. Cũng như có thêm lựa chọn để đưa ra quyết định nên mua máy đóng đai loại nào để phù hợp với sản phẩm, đem lại hiệu quả đóng gói cao và chi phí hợp lý  nhất.

Giá máy đai tại Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh thanh trong cả nước sẽ có sự chênh lệch bởi chất lượng và uy tín của nhà cung cấp. Hãy tham khảo và lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp. Tín Phát là một trong số đó. Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

💬 THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ TÍN PHÁT

Địa chỉ: Số 32 phố Phú Xá, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Website: maydonggoi-tp.com.vn

Hotline/Zalo: +84-397 288 286

Email: Sales.tinphatpacking@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *