Với mỗi kế hoạch đầu tư cho sản xuất, doanh nghiệp đều phải có các bước chuẩn bị về nguồn vốn, tìm hiểu nhu cầu sản xuất, nhu cầu tự động hóa, yêu cầu của khách hàng và tìm hiểu nhà cung cấp. Tất cả sự chuẩn bị đó sẽ giúp bức tranh cho việc đầu tư mua máy sản xuất rõ ràng và dễ quyết định hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm dưới đây.
Dự toán đầu tư là quá trình ước tính chi phí và thu nhập mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ phải đầu tư vào một dự án hoặc một công việc nhất định. Dự toán đầu tư thường bao gồm các chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành và bảo trì, thu nhập dự kiến và lợi nhuận mong đợi. Dự toán đầu tư giúp cho các nhà quản lý và các nhà đầu tư có thể đánh giá tính khả thi của một dự án và quyết định có nên đầu tư hay không. Dự toán càng sát thì hiệu quả đầu tư càng tốt.
Dự toán đầu tư máy móc đóng gói là gì
Dự toán đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất là một phần trong quá trình xây dựng và mở rộng dây chuyền, quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Trong đó, dự toán này tập trung vào chi phí đầu tư cho việc mua máy móc, thiết bị sản xuất để phục vụ cho quá trình sản xuất. Chúng ta đang tập trung đến việc đầu tư các máy móc sản xuất, đóng gói hàng hóa cho dây chuyền sản xuất.
Các chi phí đầu tư ban đầu này bao gồm giá thành mua máy móc, thiết bị, chi phí vận chuyển, lắp đặt và cài đặt, chi phí đào tạo nhân viên sử dụng, chi phí bảo trì và sửa chữa. Các chi phí này có thể được tính toán bằng cách lấy giá trị của các thiết bị cần mua và cộng thêm các chi phí phát sinh khác. Cộng thêm phần dự trù cho các rủi ro và hệ số an toàn.
Ngoài ra, việc đưa máy móc, thiết bị mới vào hoạt động cũng có thể ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm, do đó dự toán đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cần tính toán đến ảnh hưởng này và đưa vào dự toán.
Việc lập dự toán kế hoạch đầu tư máy móc sản xuất có những lợi ích gì?
Để lập dự toán đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân Việt Nam thường dựa trên các thông tin về giá của máy móc, thiết bị đang muốn đầu tư, thông tin từ các nhà cung cấp, kinh nghiệm sản xuất của đối thủ, đối tác và các dự án tương tự đã được triển khai trước đó.
Việc lập dự toán đầu tư giúp bạn đánh giá được tính khả thi của sự thay đổi này vào sản xuất và giúp cho các doanh nghiệp có thể quản lý nguồn vốn và tài sản hiệu quả hơn.
Việc lập dự toán kế hoạch đầu tư máy móc sản xuất có những lợi ích gì?
Xác định lượng tài chính cho đầu tư ban đầu: bao gồm khoản tiền mua máy móc, thiết bị, chi phí vận chuyển, lắp đặt, cài đặt, đào tạo nhân viên vận hành và chi phí bảo trì, bảo dưỡng, chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện, phụ tùng sau này.
Đánh giá tính khả thi của dự án: Dự toán giúp doanh nghiệp đánh giá tính khả thi của dự án, từ đó quyết định có nên đầu tư vào dự án đó hay không. Bao gồm hiệu quả sản xuất của máy móc và chất lượng so với sử dụng máy hiện tại hoặc nhân công hiện tại có sự chênh lệch như thế nào. Có cắt giảm được nhân công, nâng cao năng suất hay không. Có cải thiện được chất lượng, hạn chế hỏng hàng, lỗi hàng hay không. So với cái cũ, cái mới kỳ vọng có đem lại hiệu quả kinh tế hay không…
Lập kế hoạch tài chính: việc đưa ra được số tiền(ước tính) cho đầu tư sắp tới, doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn và tài sản hiệu quả hơn.
Đưa ra quyết định hợp lý: Với số tiền và hiệu quả như vậy, việc đưa ra quyết định đầu tư vào máy móc, thiết bị hay không trong giai đoạn nào đó dễ dàng được xác định.
Xác định thu nhập dự kiến: Bạn có thể ước tính thu nhập dự kiến từ việc sử dụng máy móc, thiết bị, kết hợp với các thông số sản xuất như sản lượng, chất lượng sản phẩm, giá bán và chi phí sản xuất.
Khi có kế hoạch mua máy đóng gói cho sản xuất chúng ta cần chú ý đến các yếu tố gì?
Đánh giá nhu cầu sử dụng máy: Bạn cần đánh giá nhu cầu sử dụng của hệ thống, máy móc dây chuyền đóng gói đang có cũng như phương pháp đóng gói hàng hóa đang sử dụng để đảm bảo chọn được loại máy đóng gói phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Việc tham khảo tâm tư, những vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc, mong muốn cải tiến của người làm việc trực tiếp ở một khâu, công đoạn nào đó cũng rất quan trọng. Những chia sẻ của người làm trực tiếp sẽ đem lại cho người quản lý góc nhìn thực tế và đôi khi là sự bất ngờ về hiện trạng thực tế sản xuất của doanh nghiệp của mình. Có khi người công nhân rất vất vả và khó khăn trong một công đoạn nào đó nhưng họ lại không dám chia sẻ để được hỗ trợ, tháo gỡ. Chỉ khi được hỏi mới nói ra cho người quản lý, chủ doanh nghiệp. Khi đó bạn mới hiểu rằng lẽ ra nên đầu tư máy đóng gói, thiết bị từ rất lâu rồi chứ không cần chờ tới bây giờ.
Tính toán chi phí: Có lẽ đây là yếu tố quan trọng với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nhất là trong tình hình sản xuất kinh doanh cạnh tranh, nhiều khó khăn. Chi phí bao gồm: giá tiền mua máy đóng gói, chi phí vận chuyển, lắp đặt, cài đặt, đào tạo nhân viên sử dụng. Thường khoản này sẽ được các nhà cung cấp máy móc báo trọn gói. Ngoài ra còn có các chi phí bảo trì, sửa chữa, thay thế các vật tư tiêu hao theo định kỳ, và chi phí vận hành.
Tính toán hiệu quả kinh tế: Doanh nghiệp cần tính toán hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào hệ thống, dây chuyền đóng gói, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, khả năng giảm nhân công trong vòng đời máy, năng suất chênh lệch do máy tạo ra so với người, nguyên liệu và vật tư tiêu hao giúp tiết kiệm chi phí sản xuất như thế nào. Tất cả nếu được tính toán ra những con số cụ thể, bạn sẽ có một cái nhìn về lợi ích của máy móc và dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hay không.
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Sau khi quyết định đầu tư, việc quan trọng là bạn cần lựa chọn nhà cung cấp máy đóng gói uy tín, có chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm đóng gói, cũng như dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng tốt.
Đảm bảo khai thác tốt máy móc, thiết bị: bao gồm đào tạo nhân viên về cách sử dụng máy đóng gói cho từng sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận hành, bảo trì bảo dưỡng. Đôi khi là cải tiến để phù hợp với quy cách đóng gói, yêu cầu của sản phẩm và năng suất. Những cải tiến trong quá trình sử dụng không chỉ đảm bảo máy đóng gói dùng được hết công năng, an toàn mà còn đem lại hiệu quả cao hơn về năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu.
Việc dự toán ngân sách, đánh giá hiệu quả (nhu cầu, lợi ích của máy đóng gói), lựa chọn nhà cung cấp và ra quyết định đầu tư là vô cùng quan trọng. Hãy luôn chú trọng tới nó trước khi bạn muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Từng bước sẽ giúp bạn có bức tranh rõ rệt về nhu cầu-dòng tiền-hiệu quả khi quyết định đầu tư vào máy móc và thiết bị.