Cách dán thùng carton đảm bảo chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí luôn là một trong những vấn để được lưu tâm tại các doanh nghiệp. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đóng gói, chuyển phát. Dán thùng carton đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng và sản lượng trong khâu đóng gói. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và bàn luận cách dán thùng carton đạt tiêu chuẩn cao khi vận chuyển nhé. Đừng quên để lại quan điểm và góp ý của bạn cho vấn đề này dưới phần bình luận cuối bài viết.
Đóng gói thùng carton cần lưu ý gì?
Khác với các hình thức đóng gói bằng túi, bao tải, các sản phẩm đóng thùng carton hầu hết đều rất dễ bị vỡ hỏng, móp méo và suy giảm chất lượng nếu sản phẩm không được xếp vào thùng đúng cách. Vì vậy, việc lựa chọn vỏ thùng, sắp xếp hàng hóa, bố trí không gian bên trong thùng cũng rất quan trọng.
Trong quá trình đóng gói hàng bằng thùng carton, quý khách nên lưu ý một số điểm sau:
- Tùy thuộc vào sản phẩm cần đóng gói, yêu cầu bảo quản trong quá trình vận chuyển và trọng lượng của thùng sau khi đóng gói mà quý khách hàng nên lựa chọn thùng carton có kích thước và độ dày(độ cứng) hợp lý. Việc chọn thùng carton cần bám sát các tiêu chí bao gồm:
+ Kích thước tối đa của sản phẩm trong thùng. Từ đó tính được kích thước thùng cần thiết để sp có thể lọt bên trong, tiết kiệm chi phí vỏ hộp.
+ Trọng lượng sản phẩm nói riêng và trọng lượng toàn thùng nói chung. Vỏ thùng carton cần đủ độ dày và độ cứng theo trọng lượng sản phẩm. Việc bố trí các vách ngăn và tấm phủ mặt là cần thiết với các sản phẩm dạng chai lọ. Xốp đúc ốp góc, đế, và xốp nổ, chống shock bên trong thùng là bắt buộc với các hàng dễ vỡ, hư hỏng bởi rung lắc, va đập. Đặc biệt là các hàng công nghệ giá trị cao, hàng chính xác cao.
+ Với kích thước thùng và trọng lượng đó, sử dụng băng dính BOPP kích cỡ nào là hợp lý, đủ độ chắc chắn và tiết kiệm? Hiện nay trên thị trường có các loại băng keo bản rộng 48/50/60/75mm…với chiều dày thông thường từ 43, 50, 60 micromet.
+ Yêu cầu đóng thùng để tiếp tục đóng lên pallet rồi quấn màng bọc PE sau đó mới vận chuyển đi hay thùng vận chuyển rời? Nếu vận chuyển rời, vỏ thùng cần cứng cáp và dày dặn để tránh va đập
+ Việc đóng đai nhựa PP, PET hay đai sắt sau khi dán băng dính cho thùng có thực sự cần thiết, và chi phí đó có thể chấp nhận hay không?
+ Chi phí cho vỏ thùng nếu tăng hoặc giảm độ dày, độ cứng ngoài liên quan tới khả năng đóng gói, vận chuyển dễ hay khó thì có ảnh hưởng nhiều tới chi phí đóng gói, giá thành sản phẩm hay không?
+ Các đối thủ khác trên thị trường đang sản xuất và đóng thùng chung mặt hàng như của bạn họ đang sử dụng những cách nào? Và cách đóng thùng hàng nào đang được ưa chuộng nhất ở thời điểm hiện tại?
- Các chai dung dịch, đồ uống, bia rượu nước giải khát, hóa chất, chai chứa chất lỏng phải được đặt thẳng đứng theo đúng chiều. Trừ một số trường hợp đặc biệt cho phép đặt nằm ngang. Chai lọ, hộp cần có nắp kín bảo vệ kĩ càng. Có màng seal nắp chai chống rò rỉ. Với các chai nhỏ nên được bọc màng co POF/PE/PVC theo các block để thuận tiện cho việc đóng thùng.
- Thùng carton sau khi đóng gói nếu cần vận chuyển đi xa đơn lẻ hoặc pallet và đặc biệt các hàng hóa nhạy cảm với bụi và nước, độ ẩm cũng như va chạm, khách hàng nên cân nhắc quấn màng PE, màng chít để bảo vệ sản phẩm.
Quy trình đóng gói dán thùng carton
Dù dán thùng với dụng cụ cắt băng keo bằng tay hoặc với máy dán thùng thùng carton khách hàng cũng cần chú ý các điểm sau:
Bước 1: Tiến hành đo kích thước tổng quan của sản phẩm theo quy chuẩn chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Bước 2: Xác định các đường băng dính sẽ phải dán trên thùng. Nếu dán bằng tay, hầu hết các đường dán đều có thể thực hiện. Nếu dán bằng máy, vui lòng liên hệ với Tín Phát hoặc bất kỳ nhà cung cấp máy dán thùng carton nào để được hỗ trợ. Mục đích của bước này là tính toán và ước lượng lượng băng dính cần sử dụng cho số lượng hàng của bạn.
Bước 3: Dán đáy thùng trước với dán thùng bằng tay hoặc chỉ gập đáy chưa dán (nếu dán thùng bằng máy). Sau đó đặt sản phẩm vào bên trong. Tiến hành đóng gói hàng hóa sản phẩm bằng cách quấn bảo vệ xung quanh. Đặt sản phẩm vừa khít vào thùng carton sau đó chèn thêm màng xốp hơi hoặc vật liệu đàn hồi khác để khít vào hộp.
Bước 4: Dán các đường băng dính với đoạn kéo dài sang mỗi mặt bên từ 5-7cm. Chiều dài này đảm bảo đường dán chắc chắn, thẩm mỹ và tiết kiệm băng dính. Tiến hành đóng lại gói hàng và dán băng keo thùng bằng phương pháp dán băng keo theo dạng chữ H hoặc I để niêm phong gói hàng an toàn. Nếu bạn sử dụng máy, chỉ việc đẩy thùng vào máy dán tự động.
Bước 5: Với các thùng nặng sẽ cần thêm công đoạn đóng đai nhựa hàn nhiệt để siết cho thùng hàng chắc chắn và cứng cáp hơn.
Chất lượng dán thùng, năng suất đóng thùng sẽ tăng lên từ 2-3 lần nếu doanh nghiệp sử dụng máy đóng thùng carton tự động do Tín Phát phân phối. Hãy tham khảo sản phẩm máy dán thùng carton của chúng tôi dưới đây để tự động hóa đóng gói và sản xuất.
MÁY DÁN THÙNG CARTON FXJ-6050(TP-MDT 01)